Làng người B’râu hay còn gọi làng Đắc Mế ở ngã ba Đông Dương (thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) có một thời chìm trong mông muội của các tà đạo lẫn những hủ tục. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, và thực hiện các chính sách đúng đắn đã làm nên cuộc “đổi đời”, đẩy lùi hủ tục, đói nghèo.
Lễ hội của làng Đắc Mế vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa.
Những con đường trải nhựa quanh co nối các bản làng, những đồi cà-phê, bời lời xanh tốt, những công trình xây dựng nông thôn mới… đã làm “thay da đổi thịt” nơi được mệnh là “một tiếng gà gáy cả ba nước đều nghe”. Già làng Thao Long, đã bước qua 81 mùa rẫy, thốt lên rằng: “Thật thần kỳ quá. Mới ngày nào, cái nghèo, cái đói cứ bám dai dẳng, nay cái nghèo, cái khó ấy đã dần bị đẩy lùi, nhiều nhà đã có của ăn, của để, có ti-vi, xe máy. Gần mười năm trước muốn vào Đắc Mế này phải xắn quần cuốc bộ đấy”.
Hỏi chuyện già Thao Long, được biết, tám năm trước nhiều đối tượng ở biên giới núp bóng tà đạo liên tục về xúi giục và lôi kéo người B’râu.Tà đạo chẳng khác nào con ma, rất đáng sợ. Cơ quan chức năng đã phối hợp với những người dân có kinh nghiệm và kiến thức, tuyên truyền, vận động bà con không nghe tà đạo, xóa bỏ hủ tục, tích cực làm ăn lương thiện. Bằng sự nhiệt tâm, cuối cùng tà đạo bị bài trừ.
Ông Thao Linh, một trong những người tiên phong xóa bỏ hủ tục ở Đắc Mế khẳng định, năm 2013, Đắc Mế không còn nạn tảo hôn. Điều này là rất hiếm hoi ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở chốn xa xôi này. Nhiều năm trước đây, lối sống quần hôn và tảo hôn là hiện tượng nhức nhối, đã làm người B’râu mông muội. Thêm nữa, đàn ông, đàn bà còn đua nhau xăm mình, xăm mặt, cưa răng. Bây giờ được xem ti-vi, được các cán bộ tuyên truyền giải thích, họ đã thay đổi nhận thức.
Là người được cử đi học cái chữ, làm cán bộ mấy năm liền, trưởng thôn Đắc Mế, ông Thao Lợi hồ hởi khoe: Toàn thôn Đắc Mế hiện có 180 căn nhà xây kiên cố, số hộ khá giả là 80, hộ trung bình là 133, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 19. Tổng diện tích lúa nước trong thôn là 268 ha, lúa rẫy là 21,8 ha; diện tích cây cà-phê là 10,5 ha; caosu 55,10 ha; mì, bắp là 8.090 ha; tổng đàn gia súc, gia cầm gần 650 con.
Những ngày cuối năm 2013, làng Đắc Mế đón một niềm vui: danh hiệu “Làng văn hóa” cấp huyện. Già làng Thao Long vui mừng: “Đầu tháng 12 mới được đón nhận danh hiệu đó mà suốt tháng 11 ai cũng mừng rơn, cứ màn đêm buông xuống sau những giờ làm việc nhọc nhằn trên rẫy là đua nhau tập hát múa cồng chiêng. Đó là ngày hội lớn, những già làng như chúng tôi sẽ cố gắng giúp từng người B’râu giữ gìn bản sắc văn hóa của mình”.
Tiếng chiêng Tha cất lên rộn rã. Chiêng Tha là báu vật, là máu thịt của người B’râu. Hiện chiêng Tha còn được lưu giữ nhiều nhất bởi người B’râu ở làng Đắc Mế, nhiều nhất khu vực Tây Nguyên. Đã có đợt người ta lùng sục mua một chiếc chiêng với giá cao gấp mấy con bò nhưng người dân không bán. Người dân tâm niệm: Mất chiêng quý là mất cả linh hồn người B’râu. Bởi sự tôn quý này nên người B’râu chỉ dùng chiêng Tha trong các dịp lễ trọng đại như: Tết, cưới hỏi, hội làng.Sự nô nức, không khí chuẩn bị đón xuân của làng văn hóa Đắc Mế làm tôi có cảm giác rằng nếu đi tìm nét độc đáo trong lễ hội của bà con các dân tộc Tây Nguyên mà không đến Đắc Mế, thì coi như thiếu điều độc đáo nhất. Đặc biệt là tham dự đêm lễ hội múa Xoang, được tổ chức vào đầu tháng giêng âm lịch. Tất cả người B’râu cùng tập trung tại trung tâm văn hóa làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh, dân làng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Trong nghi thức cúng tế, già làng và những người uy tín trong làng cùng thành tâm cầu khấn. Sau đó, dân làng mở tiệc mừng xuân, đó cũng chính là lúc buổi lễ hội chiêng “xông đất” đầu năm ngân lên. Các chàng trai vận đồ thổ cẩm, thân hình chắc nịch như ẩn chứa sức mạnh của thần núi, sự phóng khoáng của thần sông, cùng các sơn nữ duyên dáng, lúng liếng, trong những bộ váy thổ cẩm nhảy múa bên đống lửa bập bùng.
Xuân sớm đang về.
Lễ hội của làng Đắc Mế vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa. |
Những con đường trải nhựa quanh co nối các bản làng, những đồi cà-phê, bời lời xanh tốt, những công trình xây dựng nông thôn mới… đã làm “thay da đổi thịt” nơi được mệnh là “một tiếng gà gáy cả ba nước đều nghe”. Già làng Thao Long, đã bước qua 81 mùa rẫy, thốt lên rằng: “Thật thần kỳ quá. Mới ngày nào, cái nghèo, cái đói cứ bám dai dẳng, nay cái nghèo, cái khó ấy đã dần bị đẩy lùi, nhiều nhà đã có của ăn, của để, có ti-vi, xe máy. Gần mười năm trước muốn vào Đắc Mế này phải xắn quần cuốc bộ đấy”.
Hỏi chuyện già Thao Long, được biết, tám năm trước nhiều đối tượng ở biên giới núp bóng tà đạo liên tục về xúi giục và lôi kéo người B’râu.Tà đạo chẳng khác nào con ma, rất đáng sợ. Cơ quan chức năng đã phối hợp với những người dân có kinh nghiệm và kiến thức, tuyên truyền, vận động bà con không nghe tà đạo, xóa bỏ hủ tục, tích cực làm ăn lương thiện. Bằng sự nhiệt tâm, cuối cùng tà đạo bị bài trừ.
Ông Thao Linh, một trong những người tiên phong xóa bỏ hủ tục ở Đắc Mế khẳng định, năm 2013, Đắc Mế không còn nạn tảo hôn. Điều này là rất hiếm hoi ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở chốn xa xôi này. Nhiều năm trước đây, lối sống quần hôn và tảo hôn là hiện tượng nhức nhối, đã làm người B’râu mông muội. Thêm nữa, đàn ông, đàn bà còn đua nhau xăm mình, xăm mặt, cưa răng. Bây giờ được xem ti-vi, được các cán bộ tuyên truyền giải thích, họ đã thay đổi nhận thức.
Là người được cử đi học cái chữ, làm cán bộ mấy năm liền, trưởng thôn Đắc Mế, ông Thao Lợi hồ hởi khoe: Toàn thôn Đắc Mế hiện có 180 căn nhà xây kiên cố, số hộ khá giả là 80, hộ trung bình là 133, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 19. Tổng diện tích lúa nước trong thôn là 268 ha, lúa rẫy là 21,8 ha; diện tích cây cà-phê là 10,5 ha; caosu 55,10 ha; mì, bắp là 8.090 ha; tổng đàn gia súc, gia cầm gần 650 con.
Những ngày cuối năm 2013, làng Đắc Mế đón một niềm vui: danh hiệu “Làng văn hóa” cấp huyện. Già làng Thao Long vui mừng: “Đầu tháng 12 mới được đón nhận danh hiệu đó mà suốt tháng 11 ai cũng mừng rơn, cứ màn đêm buông xuống sau những giờ làm việc nhọc nhằn trên rẫy là đua nhau tập hát múa cồng chiêng. Đó là ngày hội lớn, những già làng như chúng tôi sẽ cố gắng giúp từng người B’râu giữ gìn bản sắc văn hóa của mình”.
Tiếng chiêng Tha cất lên rộn rã. Chiêng Tha là báu vật, là máu thịt của người B’râu. Hiện chiêng Tha còn được lưu giữ nhiều nhất bởi người B’râu ở làng Đắc Mế, nhiều nhất khu vực Tây Nguyên. Đã có đợt người ta lùng sục mua một chiếc chiêng với giá cao gấp mấy con bò nhưng người dân không bán. Người dân tâm niệm: Mất chiêng quý là mất cả linh hồn người B’râu. Bởi sự tôn quý này nên người B’râu chỉ dùng chiêng Tha trong các dịp lễ trọng đại như: Tết, cưới hỏi, hội làng.Sự nô nức, không khí chuẩn bị đón xuân của làng văn hóa Đắc Mế làm tôi có cảm giác rằng nếu đi tìm nét độc đáo trong lễ hội của bà con các dân tộc Tây Nguyên mà không đến Đắc Mế, thì coi như thiếu điều độc đáo nhất. Đặc biệt là tham dự đêm lễ hội múa Xoang, được tổ chức vào đầu tháng giêng âm lịch. Tất cả người B’râu cùng tập trung tại trung tâm văn hóa làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh, dân làng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Trong nghi thức cúng tế, già làng và những người uy tín trong làng cùng thành tâm cầu khấn. Sau đó, dân làng mở tiệc mừng xuân, đó cũng chính là lúc buổi lễ hội chiêng “xông đất” đầu năm ngân lên. Các chàng trai vận đồ thổ cẩm, thân hình chắc nịch như ẩn chứa sức mạnh của thần núi, sự phóng khoáng của thần sông, cùng các sơn nữ duyên dáng, lúng liếng, trong những bộ váy thổ cẩm nhảy múa bên đống lửa bập bùng.
Xuân sớm đang về.